Tất tần tật về cây hoàn ngọc bạn nên biết

Việt Nam nổi tiếng là một trong nhiều nước Châu Á có nền Y học cổ truyền phát triển, nhờ vào các bài thuốc dân gian từ các loại thảo dược tự nhiên có sẵn trong đời sống. Một trong số đó là cây hoàn ngọc, nổi tiếng vì có nhiều công dụng điều trị và phục hồi sức khỏe. Cây hoàn ngọc còn được ví như một vị thuốc thần kỳ có thể chữa được bách bệnh. Vậy cây hoàn ngọc có tác dụng gì mà được lưu truyền trong dân gian phổ biến như vậy, cùng Deltaviet tìm hiểu nhé?
Đặc điểm nhận biết của cây hoàn ngọc
Cây hoàn ngọc có rất nhiều tên khác, như là cây xuân hoa, cây con khỉ, cây nhật nguyệt, cay lan điền… Nhưng sở dĩ có cái tên Hoàn Ngọc là vì một câu chuyện được lưu truyền trong dân gian rằng: Có một chú bé khi đang chơi đùa với chúng bạn thì không may bị bạn đá vào chỗ hiểm “của quý”, hòn “ngọc hành” bị chạy đâu mất, sau đó nhờ bài thuốc gì từ cây con khỉ mà đã lấy lại được hòn “ngọc hành” cho chú bé kia. Nhờ vậy, cây con khỉ mới được người dân gọi với cái tên là cây Hoàn Ngọc. Cũng từ đó, cây Hoàn Ngọc được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi.
Hoàn ngọc có khá nhiều loại khác nhau, nhưng người ta vẫn thường nhắc đến hai loại là cây hoàn ngọc đỏ và hoàn ngọc trắng.
Cây hoàn ngọc đỏ thuộc dạng cây bụi, cao khoảng từ 0,6 đến 1,5 mét. Chúng mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Yên… Lá non, ngọn và thân có màu đỏ tía. Lá của cây hoàn ngọc đỏ thường được dùng ăn kèm với thịt cá, đặc biệt là các món gỏi vì nó có vị se chát, hơi chua nên giúp tránh đau bụng, đầy bụng. Cây hoàn ngọc đỏ có tác dụng trị các bệnh đường ruột cấp mãn tính rất tốt.
Cây hoàn ngọc trắng cũng là một dạng cây bụi, phát triển rất nhanh, cây cao khoảng từ 1 đến 3 mét. Cây thường mọc trong những cánh rừng sâu ở Lạng Sơn. Lá cây hoàn ngọc trắng mềm và nhọn, mặt phải có màu xanh thẫm, mặt trái xanh nhạt, mọc đối nhau, dài từ 10 đến 15 cm. Hoàn ngọc trắng có hoa màu trắng pha tím nhạt, thường nở vào mùa xuân thành từng chùm ở cuối cành. Cây có sức sống và rất dễ phát triển, nhất là vào mùa mưa, cây thích nước nên lớn rất nhanh, cành lá xum xuê.
Tất cả các bộ phận của cây hoàn ngọc đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh: rễ, thân, cành cây, lá cây… nhưng trong đó lá cây hoàn ngọc được người dân sử dụng nhiều nhất, có thể dùng tươi hoặc sấy khô.
Cây hoàn ngọc có tác dụng gì trong việc chữa bệnh?
1. Cây hoàn ngọc có tác dụng chữa lở loét
Trong thành phần của cây hoàn ngọc được các nhà nghiên cứu cho biết có chứa các chất: sterol, flavonoid, carotenoid, acid hữu cơ và đường khử. Vì vậy mà hoàn ngọc được biết đến là loại cây có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, làm lành vết thương và có thể phân hủy protein cao giúp làm tan các loại sẹo đặc biệt là sẹo lồi, tiêu mủ.
Lấy lá tươi của cây hoàn ngọc đem rửa sạch, đem giã chung với ít muối trắng, lấy hỗn hợp đắp lên vết lở loét. Sau vài ngày sẽ thấy tiến triển tốt, vết thương lành hẳn, mủ tan, giảm sưng.
2. Cây hoàn ngọc có tác dụng gì trong việc chữa các bệnh về đường tiêu hóa
Các bệnh thường gặp về đường tiêu hóa như: đau bụng đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng, hay rối loạn tiêu hóa đều có thể dùng lá cây hoàn ngọc chữa được.
Hái một ít lá tươi cây hoàn ngọc (khoảng từ 7-9 lá), rửa sạch, ăn sống. Một ngày dùng 4 lần. Sau khoảng 3 ngày sẽ khỏi bệnh.
3. Cây hoàn ngọc có tác dụng cầm máu
Các tình trạng chảy máu như: xuất huyết đường tiêu hóa, đường ruột, chấn thương chảy máu hay đi tiểu tiện ra máu, đái buốt, trĩ nội; ho ra máu; làm tan máu bầm… đều có thể được điều trị bằng cây hoàn ngọc.
Chỉ cần chuẩn bị ít lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, nhai sống, có thể thêm vào tí muối để dễ nhai hơn. Hoặc cũng có thể dùng lá khô (7-10 lá) đem sắc nước uống, một ngày uống 2-3 lần (uống vào bữa sáng trước khi ăn hoặc lúc đói), và uống liên tục trong vòng 1 tuần để thấy tác dụng.
4. Cây hoàn ngọc có tác dụng gì trong việc điều trị bệnh ung thư ở giai đoạn đầu
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm khó điều trị, ở giai đoạn đầu, lúc bệnh còn nhẹ, bệnh nhân thường có triệu chứng đau nhức nhiều, không ngủ được. Bệnh nhân vẫn phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, cây hoàn ngọc là bài thuốc phụ giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn, chỉ cần kiên trì làm theo các bước sau đây:
Mỗi ngày 5 lần, lấy khoảng 10 lá cây hoàn ngọc rửa sạch và nhai kỹ, ăn sống. Kiên trì làm như vậy trong vòng 3 tháng thì cơn đau trong cơ thể sẽ được giảm thiểu, và có thể kỳ tích sẽ xảy ra.
Với trường hợp ung thư đã lâu, người bệnh cũng áp dụng cách tương tự nhưng với liều lượng cao hơn: mỗi ngày 6 lần, với 15 lá hoàn ngọc. Kết hợp với uống lá hoàn ngọc xay vào buổi sáng và lá hoàn ngọc nấu chín vào buổi tối, liều lượng mỗi lần một nắm tay. Và kiêng cử tất cả các loại thực phẩm khiến tế bào ung thư phát triển nhanh như: đạm động vật, thịt heo, bò, gà …
Xem thêm: Cách dùng bột sắn dây để ngăn ngừa bệnh ung thư giai đoạn đầu
5. Cây hoàn ngọc có tác dụng điều trị tuyến tiền liệt, u xơ phổi
Chuẩn bị một nắm lá hoàn ngọc tươi, rửa thật sạch, đem xay chung với một chán nước lọc, lấy nước uống, chia làm 3 lần uống trong một ngày. Uống liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy tiến triển khá hơn.
6. Cây hoàn ngọc có tác dụng gì trong việc chữa các bệnh về thận
Khi thấy các triệu chứng của bệnh thận như đái ra máu, đái đục, đái buốt, đái dắt,… Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì có thể điều trị hỗ trợ bằng bài thuốc của cây hoàn ngọc như sau: Nhai sống 9 lá hoàn ngọc, 3 lần mỗi ngày, nhai liên tục trong một tháng sẽ thấy các triệu chứng giảm dần.
7. Các bệnh xơ gan, viêm gan, xơ gan cổ trướng
Có thể dùng được lá hoàn ngọc khô và tươi để điều trị bệnh này.
Lá tươi thì lấy khoảng 10 lá, rửa sạch rồi nhai kỹ, ăn sống khi bụng đói, mỗi ngày 3 lần. Lá khô thì đem nghiền thành bột, hòa với bột tam thất tỷ lệ 1:1. Mỗi lần uống lấy 1 muỗng cà phê của hỗn hợp trên hòa với nước ấm. Một ngày uống 3 lần.
8. Cây hoàn ngọc có tác dụng gì trong việc điều hòa huyết áp, ổn định tinh thần
Dùng lá và rễ khô cây hoàn ngọc nấu nước hoặc pha trà uống hằng ngày thì dù huyết áp cao hay thấp đều sẽ ổn định lại. Nếu xuất hiện tình trạng huyết áp tăng, giảm đột ngột, lấy 9 lá hoàn ngọc nhai thật kỹ cho tiết nước ra, sau khi ăn xong thì nằm nghỉ ngơi khoảng 15 phút thì huyết áp sẽ ổn định lại bình thường. Không chỉ làm ổn định huyết áp, cây hoàn ngọc còn có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu.
9. Cây hoàn ngọc có tác dụng gì về trị viêm đại tràng
Lấy khoảng 40g cả thân và lá hoàn ngọc khô đem sắc với 10g khổ sâm, lấy nước uống mỗi ngày sẽ thấy có hiệu quả.
10. Cây hoàn ngọc có tác dụng phục hồi sức khỏe, chống cảm cúm
Khi thấy các triệu chứng của bệnh cảm cúm như đau đầu, ho, sốt thì hái một nắm lá cây hoàn ngọc, cách một giờ ăn 8 lá, ăn 3 lần liên tục như vậy sẽ hết đau đầu và hạ sốt nhanh. Cũng có thể lấy lá hoàn ngọc nấu cháo cá, thịt, thêm ít hành lá, tiêu, gừng ăn sẽ giải cảm nhanh chóng.
Với những người làm việc nhiều, căng thẳng, mệt mỏi hay người mới ốm dậy, người già, suy nhược thần kinh, có thể lấy khoảng 3-7 lá hoàn ngọc nhai sống, mỗi ngày ăn 2 lần. Ăn liên tục trong vòng 10 đến 15 ngày sẽ thấy hiệu quả. Nếu khó nhai có thể nấu cháo ăn cũng sẽ rất công hiệu.
Cây hoàn ngọc là thảo dược tự nhiên, lành tính không độc hại, không đề kháng thuốc. Vì vậy dù là phụ nữ mang thai, trẻ em hay người già đều có thể an tâm sử dụng và không có bất cứ tác dụng phụ nào. Hy vọng bài viết trên của Deltaviet giúp các bạn có thêm kiến thức về các cây thuốc dân gian chữa bệnh cũng như giúp mọi người sống vui khỏe hơn.