Cây nha đam và các công dụng về chữa bệnh, làm đẹp hiệu quả

Cây nha đam và các công dụng về chữa bệnh, làm đẹp hiệu quả

Cây nha đam trị bệnh gì? Từ xa xưa, người Việt Nam đã biết sử dụng cây nha đam trong việc chăm sóc sắc đẹp, vì trong cây nha đam có chứa các vitamin, khoáng chất, hợp chất có khả năng dưỡng ẩm, nuôi dưỡng và chống lão hóa cho da. Bên cạnh đó, công dụng chữa bệnh của nha đam cũng không kém nổi tiếng trong cuộc sống thường ngày của dân ta. Cùng Deltaviet tìm hiểu xem cây nha đam trị bệnh gì và công dụng làm đẹp của nha đam như thế nào nhé.
Cây nha đam: 15 công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp

Cây nha đam trị bệnh gì?

Đặc điểm chung của cây nha đam

Lô hội là một trong những tên khác của nha đam, tên tiếng anh là Aloe Vera. Là loại thực vật có nguồn gốc từ Bắc Phi, cây nha đam thuộc họ xương rồng, sống được trong khí hậu khô, nóng.
Cây nha đam thường mọc nhiều ở các tỉnh Nam Trung Bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa… Cây nha đam rất dễ trồng nên được nhiều gia đình trồng tại nhà vừa làm cảnh vừa là các bài thuốc chữa các bệnh đơn giản trong nhà.
7 tác dụng tuyệt vời của nha đam và những lưu ý khi sử dụng

Cây nha đam trị bệnh gì? – Ngoài công dụng trị bệnh, còn có thể làm cảnh

Cây nha đam trị bệnh gì?

Chất nhựa trong suốt ở lá nha đam, người ta đã nghiên cứu và tìm thấy trong đó rất nhiều các axit amin, các vitamin và các khoáng chất giúp kháng một số loại vi rút, kháng khuẩn, giải dị ứng, tiêu sưng, làm lành vết thương, nhuận trường, chống táo bón và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

1. Nha đam có tác dụng kháng khuẩn

Nhựa nha đam có tác dụng sát khuẩn, gây tê dùng để sát trùng, thông tiểu, thanh nhiệt. Vậy nhựa của cây nha đam trị bệnh gì? Thường khi bị phỏng nhẹ, hay bị côn trùng chích, bị chai cứng, hay rám nắng, người ta dùng nhựa nha đam để làm êm dịu vết thương, tăng tuần hoàn máu. Nhũ dịch bào chế từ nha đam có thể chế biến làm thuốc trị eczema hay mụt nhọt, làm nhanh kéo da non ở vết thương. Dịch tươi của cây nha đam còn có tính kháng khuẩn lao.

2.Nha đam có thể trị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày

Do lối sống và tập tục ăn uống mà ở Việt Nam có khoảng 70% người bị đau dạ dày. Không chỉ được điều trị bằng thuốc tây, bệnh đau dạ dày cũng được điều trị bằng một số bài thuốc dân gian trong Y học cổ truyền cũng rất hiệu quả, trong đó có cây nha đam.
Chuẩn bị 5 lá nha đam tươi, 500ml mật ong. Lá nha đam tươi đem rửa sạch, thái nhỏ rồi xay nhuyễn, rồi trộn với 500ml mật ong cho vào một chai thủy tinh bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, dùng dần trong vòng 1 tuần. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 2 muỗng cà phê hỗn hợp nha đam mật ong đã chuẩn bị. Kiên trì uống trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Khi bị loét dạ dày thì uống nhựa tươi nha đam. Cứ vài giờ uống 1 muỗng nhựa tươi lúc bụng đói giúp làm lành vết viêm loét dạ dày.
Nha đam và tác dụng của cây nha đam với cách dùng nha đam hiệu quả

Cây nha đam trị bệnh gì? Trị đau dạ dày, kháng khuẩn

3.Tăng cường sức đề kháng

Uống nước nha đam thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân hoặc duy trì ở mức cân nặng ổn định, khỏe mạnh, đồng thời cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Nha đam không hề làm mập lên mà giúp cơ thể duy trì được nguồn năng lượng tích cực.

4. Nha đam có tác dụng làm lành vết thương nhanh, chữa bỏng nhẹ

Khi bị cháy nắng, hay bị bỏng do nấu nướng, vết bỏng nhỏ, cắt lá nha đam rồi chà xát phần nhựa nha đam trực tiếp vào vết bỏng để giảm đau, giảm ngứa rát, giảm sưng phồng.

5. Nha đam có tác dụng phòng ngừa sỏi niệu

Các Anthraquinon có trong nha đam sẽ kết hợp với các ion Calcium trong nước tiểu thành hợp chất tan và được đưa ra ngoài theo đường nước tiểu.

6. Nha đam có tác dụng chữa bệnh xơ gan cổ trướng

Chuẩn bị một nắm cây nha đam gọt bỏ phần gai hai bên lá, đem xay nhuyễn với 500ml mật ong, lấy nước đó chia làm 3 lần dùng trong 1 ngày. Uống trước bữa ăn 15 phút, một lần uống khoảng 20ml. Uống liên tục trong vòng 1 tháng bệnh sẽ cải thiện hơn.

7. Nha đam trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp

Chuẩn bị nha đam gọt vỏ rửa sạch, đem nấu sôi để nguội. Uống nước và ăn luôn nha đam đã nấu chín, một ngày ăn 3 lần, mỗi lần ăn khoảng một muỗng canh.
Hoặc có thể ăn sống, mỗi ngày lấy khoảng 1 hoặc 2 lá nha đam, gọt vỏ rồi rửa sạch. Mỗi ngày cũng chia làm 3 lần ăn sống, dùng liên tục trong nhiều tháng sẽ thấy kết quả. Người cao huyết áp, không bị tiểu đường có thể ăn thêm với đường hay đường phèn. Người bị tiểu đường nhưng không cao huyết áp thì có thể ăn kèm với ít muối để dễ ăn hơn.

Công dụng làm đẹp của nha đam: 

1. Tái tạo da

Nha đam như một thần dược dành cho phái nữ, muốn sở hữu một làn da mềm mịn, trắng hồng tự nhiên, cách dùng như sau: bôi nha đam đã gọt và rửa sạch lên mặt, đợi vài phút rồi rửa mặt lại với nước sạch, làm đều đặn mỗi ngày. Bạn có thể kết hợp với việc uống nước ép nha đam sẽ mang lại hiệu quả cao.

2. Tác dụng trị mụn

Lấy 200g nha đam tươi rửa sạch, gọt vỏ, rửa sạch nhớt, cắt hạt lựu, thêm vào khoảng 50g đường và 2 muỗng canh mật ong, thêm đá vào là bạn có thể thưởng thức được rồi. Ăn mỗi ngày sẽ làm cơ thể thanh nhiệt, giảm mụn.
Lô hội là gì với tác dụng của cây nha đam và cách dùng lô hội hiệu quả

Cây nha đam trị bệnh gì? – Trị mụn

Hoặc dùng 500ml cốt nha đam, 200ml mật ong, trộn đều hỗn hợp rồi để tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống khoảng 3 muỗng canh trước bữa ăn.

3. Trị tàn nhang và nám da

Lấy nhựa tươi của cây nha đam đem trộn đều với một phần nước vo gạo (sau khi vo gạo, đợi lắng xuống, chỉ lấy phần lắng xuống, bỏ phần nước trong), trước khi đi ngủ, rửa mặt thật sạch rồi thoa hỗn hợp đã trộn lên da như đắp một lớp mặt nạ, để qua đêm, sáng dậy rửa mặt thật sạch với nước lạnh.
3 Cách Dùng Nha Đam Mật Ong Chữa Dạ Dày HAY Nhất 2020 [HƯỚNG DẪN A-Z]

Cây nha đam trị bệnh gì? Khi kết hợp với nước vo gạo trị tàn nhang

Công thức trên chỉ làm mờ các vết tàn nhang, giúp da mịn màng và mềm mại, chứ không mất hết hoàn toàn các vết tàn nhang. Dù vậy, việc sử dụng những thảo dược tự nhiên cũng sẽ an toàn hơn so với việc dùng các hóa chất. Khi dùng nha đam, bạn sẽ thấy cảm giác mát và dễ chịu, không gây dị ứng hay rát da.

4. Chống khô môi

Dùng nhựa nha đam thay cho son dưỡng môi, cũng mang lại cho bạn đôi môi mềm mại, hồng hào.
Và còn nhiều công dụng tuyệt vời nữa của nha đam trong việc chữa bệnh cũng như làm đẹp mà mọi người có thể tham khảo thêm. Bên cạnh đó, có một vài lưu ý khi sử dụng nha đam như sau:
Lưu ý

  • Không nên đắp mặt nạ nha đam thường xuyên, tốt nhất chỉ nên đắp 2-3 lần/tuần.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú: nha đam có thể liên quan tới việc sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng các sản phẩm từ nha đam.
  • Phẫu thuật: Do tác dụng làm giảm đường huyết nên nha đam sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng nha đam ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.
  • Người có bệnh thận: Không nên dùng liều cao hoặc kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.
  • Người mắc bệnh trĩ: Khi dùng nha đam, đặc biệt là có lẫn nhựa cây sẽ gây kích thích đại tràng, có thể làm bệnh nặng hơn.
  • Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thuốc: nhựa nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết. Nhưng nếu bạn bị đái tháo đường và đang điều trị thuốc mà muốn dùng nha đam, hãy tham khảo ý kiến bác sĩtheo dõi chỉ số đường huyết chặt chẽ hơn để phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết quá mức, có biểu hiện nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực, run… nếu nặng hơn có thể gây giảm khả năng tập trung, lú lẫn, hôn mê…
  • Người đang dùng thuốc Digoxin chữa suy tim, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống rối loạn nhịp… chú ý vì nha đam nhuận tràng, gây tiêu chảy và làm giảm ion kali trong cơ thể, gây tăng tác dụng phụ của thuốc.
  • Người cao tuổi hay người thường bị đầy bụng, ăn không tiêu, đi cầu phân sống, tiêu chảy: Theo Đông y, những chứng trên gọi là bệnh lý tỳ vị hư hàn, không nên dùng nha đam.

Admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.