Đề nghị tăng lương: những điều bạn nên tránh

Đề nghị tăng lương: những điều bạn nên tránh

Khi đi làm, không phải lúc nào bạn cũng được nhận mức lương như mong muốn, đúng với năng lực. Lúc này, bạn phải thực hiện việc đề nghị tăng lương với cấp trên của mình.

  • Nghỉ việc, chia tay đồng nghiệp như thế nào cho khéo?
  • 4699
  • Ngày đầu tiên đi làm, phải làm gì để có màn “chào sân” ấn tượng?
  • Định hướng nghề nghiệp trong tương lai
  • 7 kỹ năng cần có của người làm quản lý dự án tốt

Đề nghị tăng lương là một vấn đề nhạy cảm. Nó đòi hỏi bạn phải thật khéo léo và có kỹ năng thuyết phục vì chỉ cần một sai sót nhỏ, bạn không chỉ thất bại mà còn có thể gặp trục trặc trong mối quan hệ với những người khác. Để không rơi vào tình huống đó, bạn nên tránh một số sai lầm sau khi đề nghị tăng lương:

1. Không biết mức lương của những người ở vị trí tương đương

Một nguyên tắc chung trong công việc là không được hỏi hay tiết lộ trực tiếp mức lương vì đó là bí mật của mỗi nhân viên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể biết được mức lương của đồng nghiệp. Có nhiều nguồn khác nhau để bạn tham khảo như trên Internet, người quen,…

Nếu không tìm hiểu trước mức lương của những người ở vị trí tương đương, bạn khó có thể thành công khi đàm phán lương với sếp.

2. Thực hiện một “cuộc tấn công” bất ngờ

Đột ngột lao tới phòng sếp và yêu cầu tăng lương trong khi anh/cô ấy đang thưởng thức một tách cà phê buổi sáng hay tập trung làm việc sẽ khiến sếp khó chịu. Hãy nhớ không bao giờ được làm phiền sếp một cách bất ngờ vì những vấn đề cá nhân.

Bạn nên đề nghị một cuộc hẹn trước với sếp trong khoảng 30 phút để thuyết phục anh/cô ấy về lợi ích của bạn.

đề nghị tăng lương 1

Làm phiền, gây bất ngờ cho sếp khiến việc đề nghị tăng lương của bạn khó được chấp nhận.

3. Khăng khăng rằng bạn xứng đáng được tăng lương

Những lý do như bạn đã làm việc cho công ty vài năm hay vừa đạt được thành công đầu tiên… vẫn chưa đủ sức thuyết phục sếp ký quyết định tăng lương cho bạn. Bạn chỉ xứng đáng khi đã mang lại một số thành công nhất định cho công ty hoặc do điều kiện khách quan thay đổi, giá cả sinh hoạt tăng cao,…

4. Hạ thấp đồng nghiệp để tự nâng cao giá trị bản thân

Bạn kể cho sếp nghe những chuyện không hay về đồng nghiệp nhằm thuyết phục rằng chỉ một người “không điều tiếng” như bạn xứng đáng được tăng lương. Đừng hành động nông nổi như vậy bởi sếp có thể coi bạn là một kẻ buôn chuyện.

Hơn thế, mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt khi những câu chuyện của bạn được chứng tỏ là không đúng sự thật.

5. Đề nghị tăng lương bằng cách cầu xin sự thương hại của sếp

Dù cần tiền đến mức nào, bạn cũng không nên đánh mất lòng tự trọng của mình, bởi sếp và đồng nghiệp có thể coi thường bạn. Có nhiều cách khác để kiếm thêm tiền thay vì phải qụy lụy, cầu xin sự thương hại của người khác.

6. Bạn “đánh tiếng” rằng có nhiều công ty khác đang muốn tuyển bạn

đề nghị tăng lương 3

Đừng “giỡn mặt” với sếp của bạn nhé!

Nếu bạn cư xử như vậy, sếp có thể đánh giá bạn là người kiêu căng, không trung thành, chưa kể là bạn sẽ lâm vào tình thế “dở khóc dở cười” nếu sau đó bạn không được tăng lương và cũng không chuyển đến công ty khác.

7. Quên đi những lợi ích khác

Sếp có thể không muốn tăng lương do tình hình tài chính khó khăn nhưng bạn vẫn có nhiều sự lựa chọn khác như thương lượng thời gian làm việc linh hoạt hơn, kỳ nghỉ dài hơn hoặc các khoản trợ cấp,…

Deltviet.vn sưu tầm và biên tập

Admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.