Trong suốt 30 năm qua, Khaisilk đã nhập khăn từ Trung Quốc về và bán lẫn với khăn Việt Nam. Cùng một chiếc khăn, nhưng có tới 2 nhãn mác “Made in China” và “Made in Vietnam”. Một thương hiệu nổi tiếng cao cấp, đại diện cho Đất nước Việt Nam, được dân chúng tự hào bây giờ ra sao? Ông Hoàng Khải, chủ tịch Tập đoàn Khaisilk đã có những động thái gì trước cuộc khủng hoảng này?

  • Lập kế hoạch marketing trong vòng 1 ngày, xem ngay!
  • Hãy tạo nên trải nghiệm thay vì cứ kể mãi câu chuyện trải nghiệm
  • Xây dựng chiến lược như thế nào để tạo ra thương hiệu mạnh?
  • Tái định vị thương hiệu – chìa khóa thích nghi cho các doanh nghiệp hiện nay
  • Hẹn hò vs Khởi nghiệp – Không liên quan nhưng rất liên quan

Cuộc khủng hoảng khăn tơ lụa của Khaisilk bùng nổ như thế nào?

Trước đó, Công ty V. là một khách hàng quen thuộc của sản phẩm khăn lụa tơ tằm thương hiệu Khaisilk, đã đặt mua 60 chiếc khăn tay lụa tơ tằm của Khaisilk, kích thước 50cm x 50cm với giá 644.000 đồng/chiếc tại Khaisilk 113 Hàng Gai.
Chiều 17/10, nhân viên của Khaisilk giao lô hàng 60 chiếc khăn cho Công ty V. Khi kiểm tra lô hàng này ngay tại công ty, phía công ty V phát hiện 1 chiếc khăn vẫn còn nguyên 2 chiếc mác, một là “Made in China” và một là “Khaisilk Made in Vietnam”.

Bài học khủng hoảng truyền thông thương hiệu của đế chế Khaisilk – “Treo đầu dê bán thịt chó”
Bài học khủng hoảng truyền thông thương hiệu của đế chế Khaisilk – “Treo đầu dê bán thịt chó”

59 chiếc còn lại chỉ có mác Khaisilk Made in Vietnam, nhưng trên viền khăn lại có một miếng nhỏ màu trắng, nhìn giống như đã bị cắt mác từ trước.
Ngay lập tức, công ty V đã lập biên bản và gửi phản hồi tới lãnh đạo của hệ thống Khaisilk nhằm đặt vấn đề làm rõ nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng 60 chiếc khăn lần này, chất liệu thực sự là gì, và các lô hàng khăn trước đó chất lượng thế nào.
Đến ngày 19/10, Khaisilk đã có văn bản trả lời Công ty V. Theo văn bản này, phía Khaisilk khẳng định, các mẫu khăn lụa đều thuộc thương hiệu Khaisilk và được làm từ 100% lụa tơ tằm. Riêng chiếc khăn có 2 nhãn mác là do “nhân viên bộ phận kho khi soạn lô hàng, do thiếu 1 chiếc đã lấy ngay trên máy may hiện đang sản xuất cho một khách hàng khác mà không kiểm tra kỹ.
Chiếc khăn này nằm trong đơn hàng 350 chiếc do Khaisilk sản xuất cho khách hàng Design GO tại Hong Kong, may riêng nhãn mác “Made in China” theo yêu cầu của khách vì lý do thủ tục nhập khẩu riêng của khách”.
Tuy nhiên, câu trả lời này của Khaisilk không làm phía Công ty V. hài lòng, nhiều người dùng mạng xã hội cũng tỏ ra hoài nghi về chất lượng khăn cao cấp của Khaisilk.
Những ngày sau đó, thêm nhiều người dùng Facebook đăng tải hình ảnh chiếc khăn có mác Made in Vietnam của thương hiệu Khaisilk, nhưng cũng có một vết cắt mác nhỏ màu trắng còn sót lại trên viền khăn.

Ông Hoàng Khải và lời xin lỗi

Đại gia Khải Silk hay chính là doanh nhân Hoàng Khải, sinh năm 1964 tại Hà Nội. Ông là con trai cả trong một gia đình có cửa hàng thêu trên phố Hàng Gai, Hà Nội. Trước khi bước vào con đường kinh doanh, Khải Silk là sinh viên của Nhạc viện Hà Nội. Ông quyết định bỏ học Nhạc viện và thành lập cửa hàng Khải Silk đầu tiên trên phố Hàng Gai năm 25 tuổi.

Bài học khủng hoảng truyền thông thương hiệu của đế chế Khaisilk – “Treo đầu dê bán thịt chó”
Bài học khủng hoảng truyền thông thương hiệu của đế chế Khaisilk – “Treo đầu dê bán thịt chó”

Từ cửa hàng đầu tiên ở phố Hàng Gai, Khaisilk phát triển thêm có 3 cửa hàng lớn nằm tại khách sạn Metropole, khách sạn Nikko và khách sạn Sofitel Plaza.
Giai đoạn những năm 2000, ông chủ Tập đoàn Khải Silk quyết định Nam tiến, mở rộng hoạt động vào TP.HCM, với các chi nhánh được hình thành, phát triển tại các khách sạn 5 sao như khách sạn Legend, khách sạn NewWord và Nhà hàng Ngôi Nhà nhỏ “ Au Manoir De Khai”.
Sau đó, những cửa hàng, thương hiệu Khaisilk bắt đầu có mặt ở những khu vực Đồng Khởi (TPHCM), khách sạn Intercontinental Peninsula Đà Nẵng và JW Marriott Phú Quốc.
Năm 2007, chiếc Rolls-Royce Phantom với trị giá khoảng 1 triệu USD đột ngột xuất hiện trước cửa khách sạn Sheraton đường Đồng Khởi, quận 1, TP HCM, và chủ nhân của siêu xe này chính là đại gia Khải Silk. Vào thời điểm đó, chiếc Rolls-Royce Phantom được coi là chiếc xe đắt nhất Việt Nam.

Bài học khủng hoảng truyền thông thương hiệu của đế chế Khaisilk – “Treo đầu dê bán thịt chó”
Bài học khủng hoảng truyền thông thương hiệu của đế chế Khaisilk – “Treo đầu dê bán thịt chó”

Bên cạnh hoạt động kinh doanh tơ lụa, đại gia Khải Silk “lấn sân” sang lĩnh vực resort và nhà hàng.
Ông mở resort đầu tiên ở Hội An và gần như là resort đầu tiên ở Việt Nam, được một tạp chí rất uy tín của Mỹ bình bầu là một trong những resort tốt nhất thế giới. Ông cũng bắt tay với tập đoàn Thủy Lộc xây dựng Paragon, nơi được quảng cáo là một trong những trung tâm thương mại đẹp nhất Việt Nam.
Theo như trao đổi với báo Thanh Niên, Ông Hoàng Khải cho biết: “Trước hết thông qua Báo Thanh Niên, tôi cúi đầu xin lỗi khách hàng vì định vị không rõ ràng về sản phẩm”, ông Khải nói và giải thích, vào những năm 1990, khi ngành dệt lụa của VN bị suy thoái, ông thấy sản phẩm lụa của Trung Quốc cũng rất đẹp nên tính chuyện mang về VN kinh doanh, giống như các thương hiệu lớn của thế giới như Zara, H&M vẫn đặt hàng từ Trung Quốc và bán khắp nơi trên thế giới dưới thương hiệu của họ. Quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo. Vì vậy, hiện sản phẩm khăn lụa nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn chiếm 50% sản phẩm khăn lụa đang kinh doanh tại các cửa hàng hệ thống Khaisilk.
Tuy nhiên, ông Khải cho rằng, do cửa hàng ở xa, hoạt động dưới pháp nhân khác nên việc quản lý chưa được chặt chẽ. Bên cạnh đó sau này, Tập đoàn Khaisilk có rất nhiều lĩnh vực khác như nhà hàng, bất động sản, trung tâm thương mại… nên khăn lụa chỉ còn là một phần nhỏ trong kinh doanh nên bản thân ông có phần lơ là. Đặc biệt, việc không tách bạch sản phẩm đặt hàng từ Trung Quốc với sản phẩm sản xuất tại VN đã tạo nên sự cố này.
Ông Khải cam kết: “Chúng tôi sẽ thu hồi toàn bộ lô sản phẩm này và xây dựng lại việc quản lý sản phẩm và thương hiệu chặt chẽ hơn. Sau khi thu hồi toàn bộ hàng, chúng tôi cam kết sẽ thay đổi việc tách bạch trong hoạt động ghi nhãn xuất xứ của hai loại riêng biệt, gồm sản xuất tại VN và Trung Quốc theo hướng kinh doanh của các thương hiệu lớn. Với việc này, tôi biết thương hiệu đã bị ảnh hưởng và đây là cái giá phải trả. Chúng tôi sẽ cố gắng để thay đổi và vực dậy, lấy lại niềm tin của khách hàng.”

Phản ứng của mọi người ra sao?

Thương hiệu lụa Khaisilk ra đời vào cuối những năm 1980 tại Hà Nội nhắm tới phân khúc khách hàng cao cấp. Giá một chiếc khăn từ vài trăm tới vài triệu đồng. Tồn tại từ lâu trong lòng người dùng Việt, Khaisilk ngày càng khẳng định địa vị của mình với đẳng cấp sang trọng, rất nổi tiếng trong mắt nhiều du khách. Khaisillk cũng là một trong những thương hiệu nhiều người tin dùng và chọn làm quà tặng cho các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước.

Bài học khủng hoảng truyền thông thương hiệu của đế chế Khaisilk – “Treo đầu dê bán thịt chó”
Bài học khủng hoảng truyền thông thương hiệu của đế chế Khaisilk – “Treo đầu dê bán thịt chó”

Sau sự việc Khaisilk bán khăn “made in China”, độc giả Trần Nguyễn bình luận: “Thất vọng! 20/10 vừa rồi mua 6 chiếc tặng người thân. Chiếc trị giá nhỏ nhất 1,9 triệu đồng. Bữa qua có người nhà nửa đùa nửa thật nói gửi trả lại, vì lụa không phải của hàng Việt… Không ngờ đó lại là sự thật, tôi thật sự buồn và mất niềm tin!”.
Bạn đọc Duy Nguyễn cũng đưa ra nhận định hành vi này là lừa dối khách hàng, lợi dụng lòng tin người tiêu dùng để thu siêu lợi nhuận cho bản thân. “Không bàn đến chất lượng sản phẩm, việc lấy hàng ‘made in China’ để biến thành khăn mang thương hiệu Việt như vậy là không thể chấp nhận được!”.
“Việc cắt mác hàng Trung Quốc rồi dán mác Việt Nam không thể nói là quản lý không sát sao và thiếu nhận thức, đặc biệt là đối với doanh nhân lão làng như anh (ông Hoàng Khải)”. Đây là dòng chia sẻ của doanh nhân Đoàn Hiếu Minh, ông chủ Regal Motor Cars Corporation – công ty phân phối Rolls-Royce tại Việt Nam, ngay sau dòng trạng thái của Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk trên Facebook.
Doanh nhân Lâm Minh Chánh, đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc Pasoto.com, cho rằng việc ông Hoàng Khải bán lụa Trung Quốc mà để nhãn “Khaisilk made in Vietnam” không chỉ tổn hại đến danh dự cá nhân, đến thương hiệu Khaisilk mà còn làm tổn hại niềm tin của người dân vào thương hiệu Việt, vốn đã rất giảm. “Tôi mà như ông thì tiền lời và cơ nghiệp dựng lên từ việc này, tôi sẽ hiến 80% cho những tổ chức từ thiện. Chính xác thì không phải là hiến mà là trả lại xã hội”, vị CEO này cho hay.
Tỏ rõ sự thất vọng về cách làm kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” của Khaisilk, CEO Mai Nguyên, đơn vị chuyên phân phối điện thoại, phụ kiện công nghệ cao cấp, viết: “Sau vụ ‘lật nhãn’ này, đối với mình, sự nể trọng về Khaisilk và hình ảnh chủ nhân đã bị sụp đổ. Nếu cho tỷ lệ phần trăm, thương hiệu đã làm mất đi 85% về sự tôn trọng với riêng tôi”.
Bạn đọc này khẳng định bản thân chưa dùng sản phẩm lụa nào của Khaisilk nhưng anh được đối tác tặng một chiếc khăn của thương hiệu này. Anh cho biết bản thân từng thần tượng thương hiệu và người gây dựng lên Khaisilk. Nhưng sau vụ việc này, sự ngưỡng mộ, thán phục trong anh gần như hoàn toàn sụp đổ.
Theo anh, “mua danh ba vạn bán danh ba đồng” là câu nói mà người kinh doanh luôn phải ghi nhớ. CEO Mai Nguyên cho rằng sự chân thật, trung thực, kiên trì, đam mê và khiêm tốn sẽ giúp bạn xây dựng được thương hiệu được yêu mến, uy tín và lâu dài.
Ngay sau khi những thông tin trên được công bố, nhiều khách hàng thường xuyên của thương hiệu lụa Khải Silk không khỏi thất vọng. Đồng thời, chiều 26/10, đội quản lý thị trường số 14 Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan tiến hành kiểm tra cửa hàng Khải Silk tạm thu giữ hơn 50 sản phẩm, tổng giá trị hơn 30 triệu đồng.
Chi cục quản lý thị trường Hà Nội đang giao đội quản lý thị trường số 14 cùng một số đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, làm rõ thông tin trên báo chí về nhãn hàng Khaisilk thừa nhận bán khăn lụa Trung Quốc từ những năm 90 gây xôn xao dư luận.